Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn

Trở thành trường đại học đào tạo chất lượng cao, nằm trong tốp những trường đại học uy tín của Việt Nam.

Tầm nhìn sứ mạng của Nhà trường bám sát Nghị của Đảng về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”; bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước “Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa lĩnh vực, trong đó khoa học giáo dục làm nòng cốt. Cung cấp các dịch vụ cộng đồng, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc “Phát triển văn hóa, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội” nói riêng và cả nước nói chung, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.

Giá trị cốt lõi

“Khoa học – Phát triển – Nhân văn”

Khoa học: là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho sinh viên, học viên ngày càng văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn và vững tin hơn vào chính bản thân mình trong cuộc sống

Phát triển:  Phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, bao hàm trong đó một số giai đoạn phát triển có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa đứt đoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Ðó là một quá trình tích lũy và chuyển hóa không ngừng giữa lượng và chất, thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập theo con đường phủ định của phủ định. Nó bao hàm cả những bước tiệm tiến và cả những bước nhảy vọt.

Nhân văn: Nhân văn làm cho cuộc sống có ý nghĩa, tốt đẹp và tử tế hơn. Những giá trị nhân văn luôn được trường đề cao và mong muốn được nhân lên, mở rộng và phát huy hơn nữa. Từ xưa đến nay chủ nghĩa nhân văn là một bản sắc chủ đạo của truyền thống văn hoá Việc Nam. Chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.

Triết lý giáo dục

“Thực tiễn – Chuyên sâu – Hiện đại – Phát triển bền vững”

Thực tiễn: Là tiêu chuẩn của chân lý. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bản thân thực tiễn không đứng im mà luôn luôn thay đổi, do đó, khi thực tiễn thay đổi thì tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Thực tiễn luôn vận động và đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi người học phải giải quyết, thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển.

Chuyên sâu: Đào tạo chuyên sâu không chỉ là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà nó còn là khả năng, kinh nghiệm, kỹ năng, sự linh hoạt trong việc vận dụng những kiến thức đó vào trong môi trường doanh nghiệp. Người có trình độ chuyên sâu là người luôn hoàn thành tốt tất cả những công việc được giao, quản lý công việc một cách thông minh, cùng một lúc có thể đảm nhận được nhiều lĩnh vực khác nhau, có khả năng xử lý tình huống hay sự cố bất ngờ, kết nối, tương tác với đồng nghiệp một cách hiệu quả,…một người có trình độ chuyên sâu có thể đưa ra những lý do sâu xa nhất dẫn đến một tình huống xảy ra, linh hoạt trong việc ứng dụng những kiến thức được học trong từng tình huống cụ thể, có đủ kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực.

Hiện đại: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ chính là điều mà Trường Đại học Trưng Vương đang hướng tới.

Phát triển: Với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động giáo dục phát triển bền vững, Trường Đại học Trưng Vương đặt tầm nhìn trở thành một trường đại học đa ngành có uy tín trong giáo dục, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

Tôn chỉ của Trường Đại học Trưng Vương

“Chuẩn mực và Hội nhập”

.

0981266225
0981266225