Ngành Kế toán

THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH KẾ TOÁN

Kế toán là một khoa học quản lý, là bộ phận cấu thành hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính có chức năng tổ chức hệ thống thông tin tài chính phục vụ yêu cầu quản lý, quản trị kinh doanh và các quyết định của nhà đầu tư. Hiện nay, kế toán đã là một nghề mang tính chuyên nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Chương trình đào tạo Kế toán của Trường Đại học Trưng Vương đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội, luôn gắn lý thuyết với thực hành tại các doanh nghiệp.

  1. Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Kế toán
  2. Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Accounting
  3. Mã ngành đào tạo: 7340301
  4. Trình độ đào tạo: Đại học
  5. Thời gian đào tạo: 4 năm
  6. Số tín chỉ yêu cầu: 126
  7. Hình thức đào tạo: Chính quy
  8. Tên văn bằng cấp (Tiếng Việt): Cử nhân Kế toán
  9. Tên văn bằng cấp (Tiếng Anh): Bachelor of Accounting
  10. Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt
  11. Trường/Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Trưng Vương
  12. Tên khoa thực hiện chương trình đào tạo: Khoa Kinh tế
  13. Trường kết nghĩa để trao đổi sinh viên: Trường Đại học Quốc lập Khoa học và Công nghệ Cao Hùng (NKUAS), Đài Loan; Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan; Trường Đại học Kyungdong, Hàn Quốc…
  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Kế toán theo định hướng ứng dụng có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, có kiến thức toàn diện trong các lĩnh vực kế toán – kiểm toán và các lĩnh vực tài chính có liên quan; ứng dụng thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu, có đủ trình độ tin học và ngoại ngữ, có khả năng học tập suốt đời, có năng lực chuyên môn; có năng lực tự chủ và trách nhiệm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trong xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, cách mạng công nghệ số. Sau khi học xong, người học có năng lực tổ chức công tác kế toán, kiểm toán; đảm nhiệm vai trò Kế toán viên, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng Tài chính – Kế toán), hoặc kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên trong các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước, giảng viên các trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng; thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính khi có đủ điều kiện.

Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo đại học ngành kế toán trang bị cho người học:

MT1: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học kinh tế phù hợp với chuyên ngành kế toán – kiểm toán để đóng góp cho sự phát triển của kinh tế – xã hội;

MT2: Có kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý, kinh doanh làm cơ sở học tập, tiêp thu các kiến thức ngành kế toán và các ngành liên quan trong cùng nhóm ngành, có khả năng học tập lên trình độ sau đại học ngành kế toán;

MT3: Có hiểu biết về kiến thức về các ngành khoa học có liên quan đến ngành Kế toán như kinh tế học, khoa học thống kê, khoa học quản lý, tài chính, pháp luật kinh doanh; kiến thức về công nghệ thông tin, công nghệ số đáp ứng yêu cầu công việc.

MT4: Có kiến thức sâu, rộng về khoa học kế toán, kiểm toán đáp ứng nhu cầu nguồn lực xã hội về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, các tổ chức, đơn vị và hội nhập kinh tế quốc tế;

MT5: Có kỹ năng nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, giao tiếp, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, có đủ khả năng sử dụng ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Có kỹ năng đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp; có khả năng nghiên cứu khoa học về kế toán – kiểm toán; Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; Có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, phục vụ cộng đồng, xã hội và hội nhập quốc tế.

MT6: Có năng lực tổ chức công tác kế toán, kiểm toán; có tư duy sáng tạo, khởi nghiệp, có thể thành lập hoặc tham gia thành lập các doanh nghiệp hành nghề kế toán, kiểm toán và cung cấp các dịch vụ tài chính, kế toán khi có đủ điều kiện, có năng lực tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực tự chủ và trách nhiệm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, trong xu hướng hội nhập quốc tế.

  1. CHUẨN ĐẦU RA
  2. CĐR về kiến thức:

CĐR 01: Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế chính trị, triết học Mác-Lênin, kiến thức về chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối cách mạng Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức về quốc phòng, an ninh; về Pháp luật và chính sách của Nhà nước, pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán.

CĐR 02: Vận dụng được kiến thức về kinh tế học, khoa học thống kê, khoa học quản lý, kiến thức về tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, thuế, tiền tệ quốc tế và thanh toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

CĐR 03: Vận dụng tốt các kiến thức về Nguyên lý kế toán, chuẩn mực kế toán – kiểm toán, chuẩn mực lập và trình bày Báo cáo tài chính; kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ Kế toán, kiểm toán: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán Thuế, Kế toán công; Kiểm toán; Hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán – kiểm toán, Phân tích tài chính doanh nghiệp các hoạt động kinh doanh.

CĐR 04:  Tổ chức thực hiện các công tác kế toán, các công việc trong quy trình kiểm toán, tổ chức hệ thống thông tin kế toán, xử lý các nghiệp vụ kế toán và các hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán trong một đơn vị, một tổ chức; Thiết kế, phân tích và sử dụng thông tin kế toán thích hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin; vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn kế toán, kiểm toán.

  1. CĐR về kỹ năng:

CĐR 05: Có các kỹ năng nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như kỹ năng đánh giá và tổ chức và thực hiện các nội dung công tác kế toán, kiểm toán trong một đơn vị; Tổ chức triển khai, tổ chức thực hiện và vận dụng các quy định của nhà nước vào hoạt động tài chính, vào công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị tại đơn vị, vận dụng các phương pháp kiểm toán vào hoạt động kiểm toán trong từng chu trình kiểm toán, từng cuộc kiểm toán; Tổ chức lập, trình bày, soát xét, đánh giá, phân tích và cung cấp thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị; Tổ chức phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính và từ vấn, phản biện các quyết định kinh doanh, quyết định quản lý của lãnh đạo; Tổ chức lập, kiểm tra các báo cáo thuế và quyết toán thuế, báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị.

CĐR 06: Có kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính doanh nghiệp, tài chính đơn vị hành chính – sự nghiệp, thực hiện hoạt động Tư vấn cho các nhà quản lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, trong quản lý và quản trị kinh doanh, quản trị tài chính đơn vị; Có đủ năng lực và kỹ năng thẩm định các dự án đầu tư, các quyết định kinh doanh, các phương án kinh doanh, các quyết định quản lý; Thực hiện và cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn quản trị kinh doanh, quản trị tài chính cho khách hàng có yêu cầu.

CĐR 07: Có kỹ năng dự thảo các hợp đồng kinh tế, tham gia đàm phán, thương thảo trong các quan hệ kinh tế – tài chính. Có kỹ năng trình bày, diễn đạt, thương thuyết làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể, với các nhà quản lý, với khách hàng. Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

  1. CĐR về Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

CĐR 08: Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm, tổ chức, dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và có sáng kiến trong quá trình thực hiện công tác kế toán, kiểm toán. Có khả năng chủ động, trách nhiệm trong công việc, tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau và luôn thay đổi. Biết cách tự học tập, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán.

CĐR 09: Có năng lực tổng hợp và tư duy tổng hợp, biết khái quát hóa và đưa ra những kết luận cần thiết về những vấn đề chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán. Có năng lực tập hợp, điều phối và sử dụng trí tuệ tập thể trong công tác tài chính, kế toán, kiểm toán. Có năng lực đánh giá, phản biện và đề xuất giải pháp cải tiến công tác tổ chức và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Có bản lĩnh, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp: Chính trực, Khách quan, Thận trọng và Chuẩn xác.

CĐR 10: Có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cộng đồng, ý thức xã hội, đề cao trách nhiệm phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng thông qua hoạt động nghề nghiệp. Có khả năng tổ chức, thực hiện và cung cấp các dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, các dịch vụ tư vấn thuế, bảo hiểm, đầu tư tài chính, quản trị kinh doanh cho các khách hàng có nhu cầu; Có tư duy sáng tạo, khởi nghiệp, có tầm nhìn về con đường nghề nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán.

III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Có thể đảm nhiệm vị trí kế toán phần hành, kế toán tổng hợp, hoặc phụ trách tài chính, kế toán trong doanh nghiệp, trong tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính – sự nghiệp hoặc nhóm tổ công tác trong Công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán.

– Có thể trở thành kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp,  trong tổ chức tài chính nhà nước, trong đơn vị hành chính – sự nghiệp.

– Có thể đảm nhiệm công việc phụ trách hoặc trưởng bộ phận nghiệp vụ, bộ phận kinh doanh, phụ trách bộ phận tài chính, kế toán của doanh nghiệp

– Có thể trở thành Kế toán viên chuyên nghiệp (có chứng chỉ) trong các công ty dịch vụ kế toán, trở thành trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên độc lập (có chứng chỉ) trong Công ty kiểm toán hoặc trở thành trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước. Sau một thời gian công tác thực tế, tích lũy đủ kiến thức, có đủ điều kiện có thể tham gia thành lập hoặc làm chủ doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính, thuế.

– Có thể trở thành Chuyên viên phân tích, người tư vấn tài chính, đầu tư tài chính, tư vấn thuế, đại lý thuế hoạt động độc lập hoặc làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ.

– Trực tiếp hoặc tham gia các hoạt động đào tạo, tham gia giảng dạy các học phần tài chính, kế toán, kiểm toán, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; tham gia hoạt động của tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

– Có thể trở thành nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu hoặc nhà hoạch định chính sách tài chính, kế toán, kiểm toán trong các cơ quan nhà nước, các Tập đoàn kinh tế, các tổ chức nghề nghiệp.

  1. KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHI RA TRƯỜNG

– Có đủ điều kiện và kiến thức học tiếp ở bậc cao học, nghiên cứu sinh ngành tài chính, kế toán, kiểm toán ở các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài có đào tạo trình độ sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán và kiểm toán.

– Tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và dự thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp Việt nam hoặc quốc tế về kế toán, kiểm toán hoặc chuyên gia tư vấn, phân tích, nhà quản trị kinh doanh, nhà đầu tư tài chính (Finacial Investor).

Các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán: Kế toán chuyên nghiệp (CPA – Certified Public Accountant, Chartered Professional Accountant), Kế toán quản trị chuyên nghiệp (CMA – Certified Management Accountant), Kế toán tài chính chuyên nghiệp (CFA – Certified Finacial Accountant), Các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp của Úc: CPAA, của Anh:  ACCA, của Anh và xứ Wale: ICAEW, FAP, CA…

Các chứng chỉ Kiểm toán: Kiểm toán viên (CA – Certified Audtitor), Kiểm toán viên nhà nước (SAV – State Auditor of Vietnam), Kiểm toán viên nội bộ (CIA – Certified Internal Auditor).

Các chứng chỉ nghề nghiệp khác: Giám đốc Tài chính (CFO – Certified Financial Officer), Chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn, Nhà thẩm định dự án, Thẩm định giá, Đại lý Thuế, Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng …

  1. CÁC DOANH NGHIỆP LÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TIÊU BIỂU:

Tập đoàn Hồ Gươm, Tổng công ty May Chiến thắng, Tập đoàn Viettel Quân đội, Tổng công ty ATECO, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP MiSa, Tập đoàn, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tổng công ty Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Sông đà, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Nông nghệp Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng SHB, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các công ty kiểm toán: Công Ty TNHH Deloitte Việt Nam; Công Ty TNHH KPMG Việt Nam; Công Ty TNHH Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (VIETLAND); Dịch Vụ Kiểm Toán ACC, Công Ty Kiểm Toán Việt Úc…

  1. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Với mục đích nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại số hóa nền kinh tế, chương trình đào tạo ngành Kế toán luôn được đổi mới, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Cụ thể chương trình đào tạo Ngành Kế toán chuẩn được Bộ giáo dục và Đào tạo quy định và ban hành, đem đến kiến thức cơ sở và toàn diện về kế toán, kiểm toán, tài chính, phi tài chính, tài chính tiền tệ, tín dụng ngân hàng,…Để giúp các em hiểu rõ hơn về khung chương trình đào tạo của ngành học này, sau đây là sơ lược về chương trình đào tạo Ngành Kế toán Trường Đại học Trưng Vương.

Chương trình đào tạo Cử nhân Kế toán

Để đạt được trình độ Cư nhân kế toán, người học cần tích lũy 126 tín chỉ trong 4 năm học, trong đó:

– Kiến thức giáo dục đại cương:       32 tín chỉ;

– Kiến thức cơ sở ngành:                  45 tín chỉ,

– Kiến thức chuyên ngành:                37 tín chỉ

– Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp : 12 tín chỉ

Với kiến thức giáo dục đại cương và kỹ năng người học sẽ được trang bị những hiểu biết về kinh tế chính trị, triết học, kinh tế học, khoa học quản lý, kỹ năng mềm… để hình thành tư duy và phương pháp luận, phương pháp nhìn nhận và đánh giá một cách biện chứng logic về các hiên tượng kinh tế tài chính, làm căn cứ đi sâu nghiên cứu khoa học tài chính, kế toán.

Với kiến thức cơ sở ngành, chương trình sẽ cung cấp cho người học những hiểu biết, những kiến thức và kỹ năng nền tảng của nghề nghiệp kế toán, trong đó có 45 tín chỉ bắt buộc. Đây là những kiến thứ cơ bản tương đối toàn diện về tài chính, kế toán, kiểm toán, không chỉ giúp cho người học có thể thực hiện các công việc tài chính kế toán mà còn là nền tảng rất quan trọng về kiến thức và hình thành phương pháp để người học có thể nghiên cứu sâu hơn, có thể vận dụng vào những môi trường và những hoàn cảnh rất cụ thể, kể cả môi trường hoạt động có tính chất đặc thù. Với những học phần này, người học đã có thể lĩnh hội những kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán để áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp.

Kiến thức chuyên ngành kế toán cung cấp cho người học một cách đầy đủ và sâu về kế toán, về hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó đủ kiến thức về pháp luật kế toán, về chuẩn mực kế toán, về kế toán mang tính đặc thù, kế toán các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một loại hình doanh nghiệp chiếm tới 97% số doanh nghiệp ở Việt Nam, về hành nghề kế toán và đạo đức của người làm kế toán. Những kiến thức chuyên ngành không chỉ giúp người học có thể đảm nhiệm tốt công việc kế toán ở một đơn vị cụ thể, mà có thể tự mình hoặc cùng đồng nghiệp chủ động tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, đại lý thuế, tư vấn …cho nhiều đơn vị với tư cách là một kế toán viên chuyên nghiệp hành nghề độc lập trong thị trường dịch vụ tài chính, kế toán ở Việt Nam và trong khu vực.

Phần kiến thức bổ trợ, cung cấp những kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ, về công nghệ thông tin, về kỹ năng mềm…. để người học có đủ năng lực và kỹ năng cũng như sự chủ động, bản lĩnh tự tin, khả năng giao tiếp, ứng xử  trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, trong nền kinh tế trí thức, nền kinh tế số, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Người học sẽ học tại Trường trong 7 học kỳ, theo một trong hai chuyên ngành: Kế toán tổng hợp hoặc Kế toán doanh nghiệp. Toàn bộ học kỳ 8 người học sẽ thực tập tốt nghiệp tại cơ sở kinh tế, đơn vị, doanh nghiệp để tìm hiểu thực tế và quan trọng hơn là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, so sánh với thực tế hoạt động kinh tế, tài chính, hoạt động kế toán. Để được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân, ngưởi học phải hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo, viết và bảo vệ thành công Khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

Với kiến thức được trang bị, sau một thời gian rèn luyện trong thực tiễn, bổ túc thêm kiến thức và tích lũy kinh nghiệm, người học có thể trở thành kế toán viên chuyên nghiệp, kế toán trưởng và rất có thể trở thành nhà quản lý, trở thành Giám  đốc tài chính của đơn vị, nhà tư vấn, nhà Phân tích, chuyên gia tài chính, kế toán, hoặc  nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp…

VII. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

KỲ I

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Triết học Max- LeNin 3
2 Pháp luật đại cương 2
3 Xác suất thống kê 2
4 Pháp luật kinh tế 2
5 Tiếng anh 1 3
6 Tin học đại cương 2
7 Tự chọn 2
Tổng cộng 16

KỲ II

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Kinh tế Chính trị 2
3 Tiếng anh 2 3
4 Toán cao cấp 3
5 Kinh tế vi mô 3
6 Tin học ứng dụng 3
7 Tự chọn 2
Tổng cộng 16

KỲ III

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2 Kinh tế Vĩ mô 3
3 Quản trị học 3
4 Mô hình toán kinh tế 3
5 Tiếng anh thương mại 1 4
6 Tự chọn 2
Tổng cộng 17

KỲ IV

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Lịch sử Đảng cộng sản VN 2
2 Lý thuyết tài chính – tiền tệ 3
3 Thuế Nhà nước 3
4 Nguyên lý kế toán 3
5 Tiếng anh thương mại 2 3
6 Tự chọn 2
Tổng cộng 16

KỲ V

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Nguyên lý thống kê 2
2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 3
4 Tài chính doanh nghiệp 3
5 Kế toán hành chính sự nghiệp 3
6 Tự chọn 2
7 Tự chọn 2
Tổng cộng 17

KỲ VI

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Kế toán xây dựng 3
5 Nguyên lý maketing 2
2 Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 3
3 Lý thuyết kiểm toán 2
4 Kế toán TM – DV 3
5 Tự chọn 2
6 Tự chọn 2
Tổng cộng 17

KỲ VII

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Kế toán quản trị 3
2 Tổ chức công tác kế toán 2
3 Kiểm toán tài chính 3
4 Kế toán máy 3
5 Tự chọn 2
6 Tự chọn 2
Tổng cộng 15

KỲ VIII

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Thực tập tốt nghiệp 6
2 Khóa luận tốt nghiệp 6
Tổng cộng 12

IIX. HỢP TÁC NƯỚC NGOÀI

Người học có cơ hội học chuyển tiếp năm cuối tại trường:

  1. Trường Đại học Saxion, Hà Lan
  2. Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc

Người học có cơ hội chuyển tiếp 2 năm cuối tại trường:

  1. Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
  2. Trường Đại học Quốc lập Khoa học và Công nghệ Cao Hùng, Đài Loan
  3. Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan
  4. Trường Đại học Triều Dương, Đài Loan
  5. Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan

Người học có cơ hội học tập trao đổi 1 học kỳ hoặc 1 năm tại các trường:

  1. Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
  2. Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan
  3. Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan
  1. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TT Họ và tên Chức danh khoa học Trình độ chuyên môn Chuyên môn đào tạo Chức vụ
1 Nguyễn Việt Anh Tiến sĩ Kinh tế học Trưởng Khoa
2 Nguyễn Thu Hương Tiến sĩ Tài chính, Kế toán Phó Trưởng Khoa – Trưởng ngành Kế toán
3 Phạm Ngọc Quyết Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
4 Nguyễn Hùng Sơn PGS Tiến sĩ Kế toán, Tài chính Giảng viên
5 Đặng Văn Hải Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
6 Nguyễn Việt Tiến Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
7 Đặng Thái Hùng PGS Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
8 Đinh Phúc Tiếu Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
9 Phạm Đình Liệu Tiến sĩ Kinh tế vi mô Giảng viên
10 Lương Chí Quyền Tiến sĩ Quản trị học Giảng viên
11 Nguyễn Văn Hải GS Tiến sĩ Quản lý kinh tế Giảng viên
12 Nguyễn Hữu Đạt PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
13 Nguyễn Chí Thành PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
14 Trần Thị Thu Hiền Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
15 Bùi Văn Hồng Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
16 An Như Hải PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
17 Đặng Đức Sơn PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
18 Bạch Hồng Việt Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
19 Nguyễn Xuân Kiên Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
20 Nguyễn Văn Phúc PGS Tiến sỹ Kinh tế Giảng viên
21 Hoàng Ngọc Tú Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
22 Phan Trọng Phức PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
23 Tăng Văn Tiển Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
24 Nguyễn Quốc Huy Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
25 Phạm Ngọc Hoàng Khôi Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
26 Đỗ Thị Kim Yến Tiến sỹ  Kinh tế Giảng viên
27 Dương Nhạc Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
28 Vũ Thị Hương Giang Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
29 Nguyễn Văn Điệp Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
30 Nguyễn Thị Kim Yến Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
31 Nguyễn Thị Nhi Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
32 Lương Thị Thúy Bình Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
33 Hoàng Thị Lý Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
34 Nguyễn Văn Kiên Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
35 Nguyễn Xuân Quyết Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
36 Nguyễn Thị Mai Dung Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
37 Bùi Quỳnh Mai Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
38 Đặng Thị Mỵ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
39 Ngô Đức Anh Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
40 Nguyễn Văn Sơn Thạc sĩ Toán học Giảng viên
41 Trần Thanh Nga Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
42 Ngô Thị Yến Thạc sĩ Kinh tế quốc tế Giảng viên
43 Lê Hồng Tiến Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
44 Vũ Ngọc Kha Thạc sĩ Quản lý kinh tế Giảng viên
45 Trần Thị Thu Hà Thạc sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
46 Trần Thị Yến Thạc sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
48 Nguyễn Thanh Sơn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
49 Ngô Thanh Huyền Thạc sĩ Tài chính Doanh nghiệp Giảng viên
50 Nguyễn Hồng Phương Thạc sĩ Kế toán Giảng viên
Giảng viên chuyên gia từ trường đại học

(Thỉnh giảng)

51 Nguyễn Hữu Ánh GS TS Kế toán, Kiểm toán Viện trưởng Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
52 Phạm Quang PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
53 Phạm Đức Cường PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
54 Trần Văn Thuận PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
55 Trần Trung Tuấn PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
56 Đinh Thế Hùng PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
57 Mai Ngọc Anh  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Trưởng Khoa Kế toán, Học viện Tài chính
58 Thịnh Văn Vinh  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Phó Trưởng Khoa Kế toán, Học viện Tài chính
59 Ngô Thị Thu Hồng  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Phó Trưởng Khoa Kế toán, Học viện Tài chính
60 Nguyễn Đăng Huy  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Phó Trưởng Khoa Kế toán, Đại học KDCNHH
61 Nguyễn Phú Giang  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Khoa Kế toán, Đại học TM
62 Đoàn Vân Anh  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Khoa Kế toán, Đại học TM
63 Nguyễn Thị Lan Hương Tiến sỹ  Kinh tế Giảng viên, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia
64 Nguyễn Duy Thành Tiến sỹ  Kinh tế Giảng viên, Đại học Thăng Long
65 Nguyễn Quang Vĩnh Tiến sỹ  Quản trị kinh doanh Giảng viên, Đại học Lao động Xã hội
Giảng viên chuyên gia từ doanh nghiệp
66 Nguyễn Hoàng Hải Thạc sỹ  Quản trị kinh doanh Chủ tịch Royal Academy
67 Nguyễn Hà Tiến sỹ Tài chính, Kế toán Chủ tịch TCT Xây dựng điện VN
68 Trần Quang Cần Tiến sỹ Tài chính, Kế toán Tổng GĐ TCT Xây dựng Điện VN
69 Nguyễn Đăng Hanh Tiến sỹ Kế toán, Kiểm toán TGĐ ATECO
70 Nguyễn Thị Lệ Hằng Tiến sỹ Tài chính, Kế toán Tập đoàn Viettel
0981266225
0981266225