Ngành Quản Trị Kinh Doanh
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Quản trị kinh doanh
- Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Bussiness Administration
- Mã ngành đào tạo: 7340101
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Số tín chỉ yêu cầu: 120
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Tên văn bằng cấp (Tiếng Việt): Cử nhân Quản trị kinh doanh
- Tên văn bằng cấp (Tiếng Anh): Bachelor of Business Administration
- Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt
- Trường/Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Trưng Vương
- Tên khoa thực hiện chương trình đào tạo: Khoa Kinh tế
- Trường kết nghĩa để trao đổi sinh viên: Trường Đại học Quốc lập Khoa học và Công nghệ Cao Hùng (NKUAS), Đài Loan; Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan; Trường Đại học Kyungdong, Hàn Quốc…
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Quản trị kinh doanh nhằm đào tạo cử nhân QTKD có kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh nói chung và các kiến thức chuyên sâu về Marketing và bán hàng, quản trị tài tính, vận trù học, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị nguồn nhân lực và tổ chức, chiến lược kinh doanh. Chương trình trang bị cho người học năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, đao tạo năng lực nghề nghiệp đa dạng, phù hợp với nhiều vị trí nghề nghiệp trên cơ sở trang bị những tri thức khoa học, có hệ thống và hiện đại. Người học hiểu biết về đường lối quân sự, nhiệm vụ quốc phòng – an ninh của Đảng và Nhà nước; thái độ phù hợp để làm việc trong môi trường doanh nghiệp; thích ứng với xu thế ở Việt Nam và thế giới.
Mục tiêu cụ thể
MT01. Người học hiểu biết và vận dụng được những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực trong Quản trị kinh doanh hiện đại như: quản trị chuỗi cung ứng và hậu cần kinh doanh (logistics), quản trị vận hành, quản trị marketing và bán hàng, quản trị tài chính, quản trị kế toán, quản trị công nghệ, nghiên cứu và phát triển, quản trị nguồn nhân lực và tổ chức, chiến lược kinh doanh; phù hợp với các bối cảnh của tổ chức; phát triển kỹ năng định lượng, truyền thông và công nghệ thông tin, và khả năng ứng dụng những kỹ năng này vào trong tổ chức.
MT02. Người học đáp ứng thị trường lao động thông qua: khuyến khích phát triển trí tuệ, khả năng phản biện, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp và sự tự tin trong việc phát hiện vấn đề và và đưa ra giải pháp; nâng cao nhận thức về môi trường kinh doanh, tài chính và các vấn đề trong quản lý.
MT03. Vận dụng được những kiến thức về công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ 4.0
MT04. Người học có khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân công, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh những công việc liên quan đến hoạt động quản trị kinh doanh.
MT05. Phát triển tư duy phản biện, năng lực tự học, tạo tiền đề cho việc học tập nghiên cứu chuyên sâu ở bậc học cao hơn về quản trị kinh doanh, trau dồi phẩm chất cá nhân, kế hợp với năng lực chuyên môn và nghề nghiệp để trở thành các nhà khởi nghiệp, nhà quản lý, lãnh đạo trong tổ chức/doanh nghiệp.
MT06. Người học truyền đạt, giải thích và tư vấn cho lãnh đạo, những người lao động trong đơn vị và các đối tác về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị kinh doanh.
MT7. Người học có khả năng làm việc nhóm đề hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
MT8. Người học sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc liên quan đến quản trị kinh doanh.
MT9. Chuẩn bị cho sinh viên các cơ hội nghề nghiệp trong quản lý như: chủ doanh nghiệp start-up; người điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhân viên kinh doanh, nhân viên tiếp thị, nhân viên quản lý nguồn nhân lực, nhân viên logistics trong khu vực tư nhân, nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức phi lợi nhuận; và để chuẩn bị cho những người quan tâm đến học nâng cao sau đại học với năng lực học tập và nghiên cứu độc lập.
CHUẨN ĐẦU RA
Chuẩn đầu ra Kiến thức
Kiến thức chung:
CĐR01. Áp dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật của Nhà nước vào môi trường kinh doanh.
Kiến thức chuyên môn:
CĐR02. Áp dụng các kiến thức về những hoạt động chính (hậu cần, vận hành, marketing và bán hàng, dịch vụ) trong chuỗi giá trị nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn trong kinh doanh.
CĐR03. Vận dụng được những kiến thức về những hoạt động hỗ trợ (nguồn nhân lực, công nghệ, chiến lược và nghiên cứu và phát triển) trong chuỗi giá trị nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn trong kinh doanh.
CĐR04. Phân tích việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát vào các hoạt động thực tiễn của tổ chức.
CĐR05. Áp dụng kiến thức cơ bản về tin học và những ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
Chuẩn đầu ra Kỹ năng
Kỹ năng chung:
CĐR06. Thể hiện các kỹ năng mềm cơ bản trong môi trường kinh doanh để giải quyết vấn đề.
Kỹ năng chuyên môn:
CĐR07. Lập được kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát để quản trị các hoạt động chính (hậu cần, vận hành, marketing và bán hàng, dịch vụ) và hoạt động hỗ trợ (nguồn nhân lực, công nghệ, chiến lược và nghiên cứu và phát triển) trong tổ chức.
CĐR08. Thể hiện ý tưởng khởi tạo doanh nghiệp để hình thành công việc kinh doanh mới.
Kỹ năng ngoại ngữ:
CĐR09. Đạt tương đương bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tương đương.
Chuẩn đầu ra Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR 10. Tuân thủ các chủ trương chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước.
CĐR 11. Hoàn thiện mục tiêu để trở thành doanh nhân, nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
CĐR 12. Kết hợp trách nhiệm đối với công việc được giao.
CĐR 13. Hoàn thiện đạo đức trong kinh doanh; tinh thần phục vụ cộng đồng, cơ quan đoàn thể.
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc tại rất nhiều các vị trí công việc khác nhau từ nhân viên kinh doanh đến các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước, cũng có thể thực hiện các dự án khởi nghiệp…, nhưng có thể nhóm lại thành một số nhóm vị trí việc làm như sau:
Nhóm vị trí việc làm 01: Nhân viên kinh doanh, kinh doanh số, thương mại điện tử, nhân viên bán hàng, phân tích thị trường, chăm sóc khách, phân tích công việc, đào tạo, giám sát nhân sự…;
Nhóm vị trí việc làm 02: Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh doanh, chiến lược, thị trường, nhân sự, tài chính, marketing…, trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước… (kỳ vọng sau 3 – 5 năm kể từ khi tốt nghiệp);
Nhóm vị trí việc làm 03: Quản lý cấp trung vào cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước… (kỳ vọng sau 5 – 7 năm kể từ khi tốt nghiệp);
Nhóm vị trí việc làm 04: Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng hoặc trở thành trưởng nhóm kinh doanh.
Nhóm vị trí việc làm 05: Trở thành cán bộ nghiên cứu tại các tổ chức và doanh nghiệp; và có cơ hội học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học.
Các doanh nghiệp là đối tác chiến lược tiêu biểu:
Tập đoàn Kangaroo, Tập đoàn Sơn Hà, Tập đoàn Phú Thái, Công ty TSQ Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Toàn cầu Đông Tài, Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan), Công ty Dragon Jet Việt Nam, Công ty Cổ phần Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog…
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh bao phủ các lĩnh vực thiết yếu của Quản trị Kinh doanh, cả lý thuyết và thực hành gồm:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp (General Business Administration)
- Quản trị kinh doanh số (Digital Business Administration)
- Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Administration)
- Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (The Small and Medium Business Administration)
- Quản trị marketing số (Digital Marketing Management)
Trong suốt khóa học bốn năm, chúng tôi kỳ vọng người học sẽ có được kiến thức lý thuyết sâu sắc và kinh nghiệm thực tế trong cả các lĩnh vực kinh doanh, đồng thời người học sẽ trở thành chuyên gia trong việc kết nối và cân bằng các lợi ích và vai trò khác nhau trong công ty trong các trường hợp thực tế.
Trong năm thứ ba và năm thứ tư, chúng tôi định hướng người học chọn một trong các lĩnh vực kinh doanh với mục đích khi tốt nghiệp sẽ đạt được mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh mà người học chọn:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp (General Business Administration)
- Quản trị kinh doanh số (Digital Business Administration)
- Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Administration)
- Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (The Small and Medium Business Administration)
- Quản trị marketing số (Digital Marketing Management)
Các tình huống kinh doanh thực tế với sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp tạo thành trọng tâm của chương trình bắt đầu từ ngày đầu tiên người học bước vào chương trình học. Chương trình Quản trị kinh doanh bày là duy nhất bởi đào tạo gắn sát với làm việc thực tế trong từng môn học và khả năng điều chỉnh chuyên môn của người học phù hợp với tài năng và sở thích của người học; sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự nghiệp của người học. Người học sẽ học lý thuyết và thực tập tại các doanh nghiệp thành viên của Tập Đoàn Hồ Gươm.
NĂM ĐẦU TIÊN
Cơ sở lý luận vững chắc về kinh doanh và quản lý
Trong năm đầu tiên, người học có được cơ sở lý thuyết vững chắc về kinh doanh và quản lý. Người học sẽ có được kiến thức về kinh doanh. Cách tiếp cận này rất thực tế bởi vì các tình huống thực tế của doanh nghiệp sẽ là hạt nhân trong chương trình đào tạo. Hơn nữa, người học sẽ có các khóa học để định hướng cho chuyên ngành của mình (Ngôn ngữ, Công nghệ và Đổi mới, Khởi nghiệp) trong học kỳ đầu tiên. Người học sẽ bắt đầu với chuyên ngành của mình trong học kỳ thứ hai. Ngoài ra, người học cũng sẽ làm việc để phát triển các kỹ năng chuyên môn của mình.
STT | Học kỳ 1 | TC | STT | Học kỳ 2 | TC |
1 | Nhập môn Quản trị kinh doanh | 3 | 1 | Triết học Mác – Lê Nin | 3 |
2 | Kỹ năng mềm | 3 | 2 | Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin | 2 |
3 | Pháp luật đại cương | 3 | 3 | Xác suất và thống kê | 3 |
4 | Nguyên lý kế toán | 3 | 4 | Marketing căn bản | 3 |
5 | Quản trị học | 3 | 5 | Tin học đại cương | 3 |
6 | Tiếng Anh 1 | 3 | |||
Tổng | 15 | Tổng | 17 |
NĂM THỨ HAI VÀ THỨ BA
Các khóa học và dự án cụ thể liên quan đến chuyên môn của người học
Trong năm thứ hai, chương trình đào tạo trang bị cho người học lý thuyết và thực tiễn về những lĩnh vực chuyên sâu sau:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp (General Business Administration)
- Quản trị kinh doanh số (Digital Business Administration)
- Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Administration)
- Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (The Small and Medium Business Administration)
- Quản trị marketing số (Digital Marketing Management)
Tùy thuộc vào chuyên ngành người học đã chọn, các học phần tương ứng sẽ được cung cấp.
STT | Học kỳ 3 | TC | STT | Học kỳ 4 | TC |
Học phần bắt buộc (8TC) | Học phần bắt buộc (8TC) | ||||
1 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | 1 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
2 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 3 | 2 | Tiếng Anh 2 | 3 |
3 | Kinh tế vi mô | 3 | 3 | Kinh tế vĩ mô | 3 |
Học phần tự chọn (9TC) | Học phần tự chọn (9TC) | ||||
4 | Quản trị vận hành | 3 | 4 | Logistics và quản trị chuỗi cung ứng | 3 |
5 | Marketing số | 3 | 5 | Quản trị Marketing | 3 |
6 | Thương mại điện tử | 3 | 6 | Quản trị thu mua | 3 |
7 | Quản trị dịch vụ | 3 | 7 | Quản trị kinh doanh quốc tế | 3 |
8 | Luật kinh tế | 3 | 8 | Thương mại quốc tế | 3 |
9 | Nguyên lý thống kê kinh tế | 3 | 9 | Marketing quốc tế | 3 |
Tổng | 17 | Tổng | 17 | ||
STT | Học kỳ 5 | TC | STT | Học kỳ 6 | TC |
Học phần bắt buộc (8TC) | Học phần bắt buộc (9TC) | ||||
1 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | 2 | 1 | Tiếng Anh 3 | 3 |
2 | Quản trị Marketing và bán hàng | 3 | 2 | Quản trị chiến lược | 3 |
3 | Quản trị tài chính doanh nghiệp | 3 | 3 | Quản trị dự án | 3 |
Học phần tự chọn (6TC) | 4 | Học phần tự chọn (6TC) | |||
4 | Quản trị nhân lực | 3 | 4 | Hành vi tổ chức | 3 |
5 | Quản trị kinh doanh số | 3 | 5 | Tài chính quốc tế | 3 |
6 | Luật Quốc tế | 3 | 6 | Khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo | 3 |
7 | Chuyên đề doanh nghiệp nhỏ và vừa | 3 | 7 | Nghệ thuật lãnh đạo | 3 |
Tổng | 14 | Tổng | 14 |
NĂM THỨ TƯ
Đào sâu kiến thức và trau dồi kỹ năng của người học để ứng dụng trong các tình huống kinh doanh thực tế khác nhau
Năm cuối sẽ nâng cao kiến thức của người học và sẽ trau dồi kỹ năng ứng dụng trong các tình huống kinh doanh thực tế khác nhau. Người học sẽ làm việc để phát triển và tinh chỉnh sở trường của mình và chọn một lĩnh vực kinh doanh nơi người học sẽ đạt được cấp độ chuyên gia. Người học sẽ dành phần lớn thời gian học tập và thực tập tại doanh nghiệp và triển khai kiến thức lý thuyết của mình trong một môi trường liên quan và thực tế. Kết thúc chương trình học, người học sẽ thực hiện một báo cáo tốt nghiệp.
STT | Học kỳ 7 | TC | STT | Học kỳ 8 | TC |
Học phần bắt buộc (9TC) | Học phần bắt buộc (10TC) | ||||
1 | Văn hóa và Đạo đức kinh doanh | 3 | 1 | Báo cáo thực tập tốt nghiệp | 4 |
2 | Phân tích hoạt động kinh doanh | 3 | 2 | Dự án tốt nghiệp | 6 |
3 | Giao dịch và Đàm phán trong kinh doanh | 3 | |||
Học phần tự chọn (9TC) | |||||
4 | Hành vi khách hàng | 3 | |||
5 | Marketing dịch vụ | 3 | |||
6 | Quản trị thương hiệu | 3 | |||
7 | Quản trị thu mua | 3 | |||
Tổng | 18 | Tổng | 10 |
HỢP TÁC NƯỚC NGOÀI
Sinh viên có cơ hội học chuyển tiếp năm cuối tại trường:
- Trường Đại học Saxion, Hà Lan
- Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp 2 năm cuối tại trường:
- Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
- Trường Đại học Quốc lập Khoa học và Công nghệ Cao Hùng, Đài Loan
- Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan
- Trường Đại học Triều Dương, Đài Loan
- Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan
Sinh viên có cơ hội học tập trao đổi 1 học kỳ hoặc 1 năm tại các trường:
- Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
- Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan
- Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan
ĐỘI NGỮ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TT | Họ và tên | Chức danh khoa học | Trình độ chuyên môn | Chuyên môn đào tạo | Chức vụ |
1 | Nguyễn Việt Anh | Tiến sĩ | Kinh tế học | Trưởng Khoa | |
2 | Nguyễn Thu Hương | Tiến sĩ | Kinh tế | Phó Trưởng Khoa | |
3 | Lê Quốc Liêm | Tiến sĩ | Quản lý công nghiệp | Phó Trưởng Khoa | |
4 | Đỗ Thị Kim Dung | Tiến sĩ | Kinh tế | Phó Trưởng Khoa | |
5 | Dương Văn Bạo | Phó Giáo sư | Tiến sĩ | Kinh tế Hàng hải | Giảng viên |
6 | Phạm Đình Liệu | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh | Giảng viên | |
7 | Lương Chí Quyền | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh | Giảng viên | |
8 | Nguyễn Văn Hải | Giáo sư | Tiến sĩ | Quản lý kinh tế | Giảng viên |
9 | Nguyễn Hữu Đạt | Phó giáo sư | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên |
10 | Nguyễn Chí Thành | Phó giáo sư | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên |
11 | Trần Thị Thu Hiền | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
12 | Bùi Văn Hồng | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
13 | Nguyễn Xuân Khoát | Tiến sĩ | Kinh tế học | Giảng viên | |
14 | An Như Hải | Phó giáo sư | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên |
15 | Đặng Đức Sơn | Phó giáo sư | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên |
16 | Nguyễn Thu Hương | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
17 | Bạch Hồng Việt | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
18 | Nguyễn Xuân Kiên | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
19 | Hoàng Ngọc Tú | Tiến sĩ | Triết học | Giảng viên | |
20 | Phan Trọng Phức | Phó giáo sư | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên |
21 | Tăng Văn Tiển | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
22 | Nguyễn Quốc Huy | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
23 | Phạm Ngọc Hoàng Khôi | Tiến sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
24 | Đỗ Thị Kim Yến | Tiến sỹ | Kinh tế | Giảng viên | |
25 | Chu Thị Thảo Nguyên | Thạc sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
26 | Hoàng Thành | Thạc sĩ | Kinh tế | Giảng viên | |
27 | Võ Thị Lành | Thạc sĩ | Kinh tế phát triển (Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe) | Giảng viên | |
28 | Trần Thị Thu Hà | Thạc sĩ | Kinh tế quốc tế | Giảng viên | |
29 | Đặng Thị Mỵ | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh | Giảng viên | |
30 | Ngô Đức Anh | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh | Giảng viên | |
31 | Nguyễn Văn Sơn | Thạc sĩ | Toán học | Giảng viên | |
32 | Trần Thanh Nga | Thạc sĩ | Kinh doanh và quản lý | Giảng viên | |
33 | Ngô Thị Yến | Thạc sĩ | Kinh tế quốc tế | Giảng viên | |
34 | Lê Hồng Tiến | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh | Giảng viên | |
35 | Vũ Ngọc Kha | Thạc sĩ | Quản lý kinh tế | Giảng viên | |
36 | Trần Thị Thu Hà | Thạc sĩ | Kế toán | Giảng viên | |
37 | Nguyễn Trần Vân Anh | Thạc sĩ | Tâm lý học | Giảng viên | |
38 | Trần Thị Yến | Thạc sĩ | Kế toán, Kiểm toán và phân tích | Giảng viên | |
39 | Nguyễn Thanh Sơn | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh | Giảng viên | |
40 | Ngô Thanh Huyền | Thạc sĩ | Tài chính và kiểm soát | Giảng viên | |
41 | Nguyễn Thị Hồng Phương | Thạc sĩ | Kế toán | Giảng viên | |
Giảng viên chuyên gia từ trường đại học | |||||
42 | Phạm Quỳnh Mai | Tiến sỹ | Kinh tế | Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính | |
43 | Nguyễn Thị Giang | Tiến sỹ | Kinh tế | Phó Trưởng Khoa Lý luận chính trị, Học viện Ngân hàng | |
44 | Nguyễn Thị Lan Hương | Tiến sỹ | Kinh tế | Giảng viên, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia | |
45 | Nguyễn Duy Thành | Tiến sỹ | Kinh tế | Giảng viên, Đại học Thăng Long | |
46 | Nguyễn Quang Vĩnh | Tiến sỹ | Kinh tế | Giảng viên, Đại học Lao động Xã hội | |
Giảng viên chuyên gia từ doanh nghiệp | |||||
47 | Nguyễn Hoàng Hải | Thạc sỹ | Kinh tế | Chủ tịch Royal Academy | |
48 | Nguyễn Duy Hồng | Thạc sỹ | Kinh tế | Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog | |
49 | Trần Mạnh Hoàng | Thạc sỹ | Kinh tế | Phó trưởng phòng thẩm định, Hội sở Wooribank Hàn Quốc |
-
Trong số hàng trăm mô tả công việc cho phân khúc nghề nghiệp rộng lớn về Quản trị kinh doanh, đây là bảy vị trí người học có thể theo đuổi một cách hợp lý sau khi tốt nghiệp chương trình quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Trưng Vương.
-
Quản trị Marketing số – Ngành học hiện tại cho lựa chọn tương tai
Quản trị Marketing Số là gì? Có vai trò thế nào?. Hiện nay, kinh doanh trên thị trường trực tuyến (online) vô cùng khốc liệt, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, chính sách thương mại mới,…Các Đơn vị đào tạo đang bước vào cuộc chạy đua cả về chất lẫn lượng […] -
Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương trình cử nhân Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quản trị SMEs) được thiết kế để trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để áp dụng hiệu quả các nguyên tắc và công cụ kinh doanh khác nhau trong môi trường doanh nghiệp. Nền tảng Quản trị SMEs được thiết kế để thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, đồng thời trang bị căn bản và nâng cao cho người học ở các lĩnh vực kế toán, truyền thông, đa dạng và hòa nhập, kinh tế, tài chính, luật kinh doanh và đạo đức, quản lý, tiếp thị, hành vi tổ chức, phân tích kinh doanh và hệ thống thông tin. Người học được yêu cầu thể hiện sự hiểu biết toàn diện về chương trình giảng dạy kinh doanh bậc đại học thông qua dự án capstone kinh doanh trước khi tốt nghiệp. -
Quản trị kinh doanh số
Quản trị kinh doanh số - Trường Đại học Trưng Vương Quản trị kinh doanh số là gì? Quản trị kinh doanh số không chỉ đơn giản là kết hợp công nghệ vào kinh doanh. Quản trị kinh doanh số là cách doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các mô hình kinh doanh mới, chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng và tất nhiên, điều chỉnh các hệ thống nội bộ hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Chúng ta thường nhầm lẫn Thương mại điện là Quản trị kinh doanh số. Điều này không hoàn toàn đúng. Thương mại điện tử có thể sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả, nhưng nó không nhất thiết phải chuyển đổi mô hình kinh doanh. Quản trị kinh doanh số là doanh nghiệp sử dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh - công nghệ được khai thác để tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng và cung cấp các giá trị mới giúp doanh nghiệp khác biệt với các doanh nghiệp khác. -
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Quản trị kinh doanh Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Bussiness Administration Mã ngành đào tạo: 7340101 Trình độ đào tạo: Đại học Thời gian đào tạo: 4 năm Số tín chỉ yêu cầu: 120 Hình thức đào tạo: Chính quy Tên […] -
Xu hướng ngành Quản trị Kinh doanh 2022? Tổng quan về ngành Quản trị Kinh doanh
Quá trình vận hành của một doanh nghiệp rất phức tạp và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển tốt, việc kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh là rất cần thiết. Như một điều tất yếu, ngành […]