Thông tin chung về Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
1. Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Ngôn ngữ Hàn Quốc
2. Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Korean Language
3. Mã ngành đào tạo: 7220210
4. Trình độ đào tạo: Đại học
5. Thời gian đào tạo: 4 năm
6. Số tín chỉ yêu cầu: 129
7. Hình thức đào tạo: Chính quy
8. Tên văn bằng cấp (Tiếng Việt): Cử nhân Ngôn ngữ Hàn Quốc
9. Tên văn bằng cấp (Tiếng Anh): The Degree of Bachelor Korean Language
10. Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt và tiếng Hàn
11. Trường/Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Trưng Vương
12. Tên khoa thực hiện chương trình đào tạo: Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc
13. Trường kết nghĩa để trao đổi sinh viên: Đại học Hanshin, Đại học Nam Seoul, Đại học nữ Kyungin…
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc hướng đến đào tạo tiếng Hàn Quốc Biên dịch – Phiên dịch và Tiếng Hàn thương mại, đặt mục tiêu đào tạo ra những nhà chuyên môn có năng lực tốt, khả năng thích ứng cao, thành thạo về tiếng Hàn; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, nắm bắt và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc tập thể. Ngoài năng lực ngôn ngữ, sinh viên được trang bị những hiểu biết về văn hóa, đất nước con người Hàn Quốc một cách khái quát. Có thể sử dụng tiếng Hàn Quốc như một nghề nghiệp, hay một công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Mục tiêu cụ thể
MTKT01: Hiểu kiến thức cơ bản về ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị, pháp luật, văn hóa, công nghệ thông tin ứng dụng trong công việc.
MTKT02: Vận dụng kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, văn hóa xã hội, văn học của Hàn Quốc.
MTKT03: Vận dụng kiến thức nền tảng về tiếng Hàn và ngôn ngữ học tiếng Hàn; kiến thức nghề nghiệp cơ bản trong lĩnh vực Biên – Phiên dịch tiếng Hàn.
MTKT04: Vận dụng kiến thức chuyên sâu về Biên – Phiên dịch hoặ tiếng Hàn thương mại ở các lĩnh vực hoạt khác nhau.
MTKN05: Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào công việc.
MTKN06: Vận dụng kiến thức về lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ học và đất nước học (tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người, văn hóa và văn học Hàn Quốc) trong giao tiếp, dịch thuật, kinh doanh thương mại và các công việc chuyên môn liên quan;
MTKN07: Thể hiện kỹ năng nói Hàn Quốc lưu loát trong các tình huống giao tiếp trong công việc và cuộc sống.
MTNL08: Thể hiện kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc đa dạng, mang tính quốc tế, hướng đến năng lực học tập suốt đời;
Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra về kiến thức
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến thức về:
KT01: Hiểu những kiến thức cơ bản, vận dụng được Chủ nghĩa Mac-Lenin, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn;
KT02: Áp dụng những kiến thức cơ bản về hệ thống ngữ âm và phương pháp phân tích ngữ âm trong Tiếng Hàn Quốc; hiểu được các nguyên lý phát âm cơ bản để phân tích ngữ âm cũng như tự sửa âm cho bản thân và cho người khác;
KT03: Áp dụng kiến thức về các vấn đề cơ bản của ngữ pháp Tiếng Hàn Quốc để có thể phân tích thành thạo các thành phần câu trong câu đơn, phân tích mối quan hệ giữa các phân câu trong câu phức, từ đó nâng cao kỹ năng biểu đạt, giúp hoàn thiện các kỹ năng tiếng.
Người học chọn một trong hai chuẩn đầu ra dưới đây phù hợp với chuyên ngành:
+ Chuyên ngành định hướng Biên – phiên dịch:
KT04.01: Vận dụng được những kiến thức chuyên sâu về Biên – phiên dịch, có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ thành dạng văn bản, hướng đến và trung thực với nội dung trong bản gốc được đề xuất; chuyển đổi ngôn ngữ thành dạng nói một cách thông thạo, rèn luyện đầu óc nhạy bén để xử lý câu nói ngay lập tức để truyền đạt cho khách hàng nước ngoài dễ hiểu trong mức thời gian ngắn cho phép.
+ Chuyên ngành định hướng tiếng Hàn thương mại:
KT04.02: Vận dụng được những kiến thức chuyên sâu về tiếng Hàn thương mại, các kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội Hàn Quốc để có năng lực giao tiếp tiếng tiếng Hàn ở trình độ cao; đặc biệt phù hợp với lĩnh vực Kinh doanh – Thương mại.
KT05: Phân tích được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giúp người học có thể giao tiếp thành công trong môi trường liên văn hóa, hỗ trợ tích cực cho công tác biên phiên dịch, kinh doanh thương mại, hướng dẫn viên du lịch công tác nghiên cứu và các công việc liên quan khác.
Chuẩn đầu ra về kỹ năng
Kỹ năng cứng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kỹ năng:
KN01: Thể hiện khả năng quản lí thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích và tổng hợp; Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
KN02: Thể hiện kỹ năng vận dụng kiến thức nền tảng, vận dụng được các mẫu câu và từ vựng vào thực tiễn công việc;
Người học chọn một trong hai chuẩn đầu ra dưới đây phù hợp với chuyên ngành:
+ Chuyên ngành định hướng Biên – phiên dịch:
KN03.01: Nhận thức được quyền của người phiên dịch, đạo đức nghề nghiệp của biên/phiên dịch, hợp đồng, tiền lương, làm quen với các quá trình biên tập khác nhau và tích luỹ trải nghiệm thực tế của nghề biên/phiên dịch qua các loại hình thực tập, tập sự;
+ Chuyên ngành định hướng tiếng Hàn thương mại:
KN03.02: Thực hiện phán đoán tình huống, kiểm soát ngôn từ, đưa ra các phát ngôn có thể giải quyết tình huống hợp lý; Có khả năng quan sát, đánh giá con người tham gia đàm phán và các vấn đề đang được đàm phán; khả năng nhận định đúng mục đích của mình và phán đoán mục đích của đối tác để điều hướng đàm phán thành công trong hoạt động kinh doanh thương mại;
Kỹ năng mềm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kỹ năng:
KN04: Đạt kỹ năng ngoại ngữ tiếng Hàn Quốc phải đạt trình độ ngoại ngữ tương đương TOPIK 5 và Kỹ năng ngoại ngữ thứ 2 (tiếng Anh) phải đạt khả năng giao tiếp cơ bản và hiểu, sử dụng được những thuật ngữ ngoại ngữ chuyên ngành;
KN05: Thể hiện kỹ năng trình bày và giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau, có khả năng thuyết trình tốt; Kỹ năng làm việc: có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ thân thiện với tập thể; Kỹ năng nghiên cứu: có khả năng tự học tập nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Cử nhân ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc của Đại học Trưng Vương có khả năng tham gia nhiều vị trí công tác trong cơ quan, công ty, ban ngành trong nước và quốc tế:
Nhóm việc làm 01: Có thể làm việc ở các vị trí như: Biên dịch, phiên dịch
Nhóm việc làm 02: Cán bộ ngoại giao, kinh doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông, quan hệ công chúng; phóng viên quốc tế, biên tập viên; nhân viên hải quan, nhân viên Sở ngoại vụ,
Nhóm việc làm 03: Làm giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, các viện nghiên cứu;
Các doanh nghiệp là đối tác chiến lược tiêu biểu:
Các đơn vị liên kết: Trường: trường ĐH Tongmyong; trường ĐH Sun Moon; trường ĐH Mokpo, trường ĐH Dongsin.
Nội dung đào tạo
Chương trình cử nhân Ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc của trường đại học Trưng Vương mang tính thực chiến cao bởi:
– Sinh viên được đào tạo để sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Hàn.
– Kỹ năng, phương pháp thuyết trình, soạn thảo văn bản.
– Được trang bị kiến thức về nhiều khía cạnh khác nhau của Hàn Quốc như: văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, con người…
– Từ năm thứ 3, sinh viên được lựa chọn 2 chuyên ngành sâu: Biên phiên dịch tiếng Hàn và Tiếng Hàn thương mại.
+ Chuyên ngành Biên phiên dịch tiếng Hàn được học các kỹ năng, nghiệp vụ dịch thuật, trang bị kiến thức, kỹ năng dịch nói, dịch viết từ cơ bản đến nâng cao, được làm quen với các hình thức dịch khác nhau, được học dịch chuyên đề, dịch nâng cao,…
+ Chuyên ngành Tiếng Hàn thương mại được học các kiến thức cơ bản về kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ văn phòng, xuất nhập khẩu, hải quan, được học dịch chuyên sâu về lĩnh vực thương mại…
Ngay từ năm nhất, SV được học với giáo viên bản ngữ người Hàn Quốc để tăng cường khả năng phản xạ, phát âm.
– Số tiết học thực hành tiếng nhiều gấp đôi mà học phí chỉ có vậy.
– Được luyện thi chứng chỉ TOPIK ngay từ năm thứ 2.
– Nếu SV có thành tích học tập tốt, được học trao đổi tại các trường Đại học Hàn Quốc.
– Được thực tập, thực hành tại các đơn vị liên kết với Trường: Đại học Hanshin, Đại học Nam Seoul, Đại học nữ Kyungin
– Được tham tham quan, kiến tập tại các doanh nghiệp ngay từ khi học năm 2.
– SV được đi thực tập từ năm 3 hoặc 4 tại các doanh nghiệp HQ.
Kế hoạch giảng dạy
Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã học các môn chuyên ngành Đọc -viết – nghe – nói tiếng Hàn. Việc tiếp cận, thực hành sớm, giúp sinh viên có thời gian để trau dồi ngoại ngữ, tăng cường khả năng phản xạ, phát âm. Đồng thời được luyện thi chứng chỉ TOPIK, OPIc.
Ngoài ra, sinh viên được trang bị thêm 1 ngoại ngữ thứ hai: Tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh giúp sinh viên có lợi thế canh tranh khi ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia hoặc phục vụ cho quá trình làm việc sau này của các em.
Năm thứ ba
Trong năm thứ ba, chương trình đào tạo trang bị cho người học lý thuyết và thực tiễn về kiến thức các chuyên ngành:
– Biên phiên dịch tiếng Hàn
– Tiếng Hàn thương mại
Sinh viên được đi tham quan, trải nghiệm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc để biết môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức trong công ty, danh mục các công việc…
Năm thứ tư
Đến năm thứ tư, sinh viên được trang bị kiến thức nâng cao về các lĩnh vực chuyên sâu, được thực hành trải nghiệm thực tế để không bỡ ngỡ với công việc sau này. Đặc biệt, sinh viên có khoảng thời gian thực tập tại các doanh nghiệp nhằm học hỏi, áp dụng kỹ năng nghề nghiệp đã được giảng dạy trong nhà trường vào thực tế của doanh nghiệp.
Hợp tác nước ngoài
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc không ngừng cố gắng tìm kiếm đối tác để liên kết với các trường đại học ở nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội nên sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc được học tập, trải nghiệm tại chính đất nước Hàn Quốc. Nhờ đó, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, trường Đại học Trưng Vương có thể học trao đổi và thực tập tại các trường đối tác như Đại học Hanshin, Đại học Nam Seoul, Đại học nữ Kyungin.