Ngành ngôn ngữ Trung Quốc

  1. Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt): Ngôn ngữ Trung Quốc
  2. Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh): Bachelor of Chinese Language
  3. Mã ngành đào tạo: 7220204
  4. Trình độ đào tạo: Đại học
  5. Thời gian đào tạo: 4 năm
  6. Số tín chỉ yêu cầu: 128
  7. Hình thức đào tạo: Chính quy
  8. Tên văn bằng cấp (tiếng Việt): Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc
  9. Tên văn bằng cấp (tiếng Anh): The Degree of Bachelor in Chinese
  10. Trường/Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Trưng Vương
  11. Tên khoa thực hiện chương trình đào tạo: Khoa Ngoại ngữ
  12. Trường kết nghĩa để trao đổi sinh viên: Trường Đại học Quảng Tây, Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trường Đại học Vân Nam, Đại học Chiết Giang…

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc định hướng nghiên cứu đặt trọng tâm đào tạo vào việc bồi dưỡng kiến thức về phương pháp nghiên cứu, phát triển khả năng nghiên cứu độc lập, tư duy phê phán và hệ thống các kỹ năng nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng. Chương trình đào tạo ra những nhà chuyên môn có kiến thức lý thuyết nâng cao về ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc và các khoa học có liên quan, có kiến thức mở rộng và cập nhật về ngôn ngữ – văn hóa Trung Quốc, có hiểu biết rộng về bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề có liên quan như yêu cầu về đạo đức nghiên cứu, tính bảo mật thông tin, bản quyền, chủ quyền tác giả, đạo văn… để vận dụng chúng một cách chủ động, sáng tạo vào việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; có tính linh hoạt và có năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng bổ trợ như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế; có kiến thức về xã hội văn hóa rộng; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng xây dựng và phát triển các hướng nghiên cứu mới, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn.

Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức: Chương trình cung cấp kiến thức lý thuyết về ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc (lý thuyết ngữ pháp, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, ngữ âm học, phân tích văn bản…) và các khoa học có liên quan (ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học ứng dụng, ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học xã hội…), mở rộng và cập nhật kiến thức về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc (giao tiếp giao văn hóa, tiếng Trung Quốc chuyên ngành, đất nước học, v.v…) để học viên tốt nghiệp vận dụng chúng một cách chủ động, sáng tạo vào việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Chương trình còn cung cấp hệ thống các đường hướng, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật, thủ pháp và công cụ nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng.

Về kỹ năng: Chương trình phát triển hệ thống các kỹ năng nghiên cứu cụ thể, bao gồm kỹ năng xác lập mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài, kỹ năng xây dựng phương pháp nghiên cứu, kỹ năng phát triển đề tài, kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu, kỹ năng truy cập thông tin, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ nghiên cứu, kỹ năng thiết lập mạng lưới nghiên cứu và kỹ năng công bố sản phẩm nghiên cứu. Ngoài ra, chương trình còn phát triển các kỹ năng nghiên cứu cụ thể như kỹ năng xác định và giải quyết các vấn đề nghiên cứu, kỹ năng phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của bản thân và của những nhà nghiên cứu khác, kỹ năng tổng hợp, báo cáo tiến độ và kết quả nghiên cứu một cách độc lập và có tư duy phê phán, kỹ năng quản lí nghiên cứu và quản lí thời gian nghiên cứu một cách có hiệu quả trong việc đặt ra những mục tiêu nghiên cứu, mốc thời gian cho các hoạt động nghiên cứu cụ thể, cách viết các báo cáo khoa học theo chuẩn mực quốc tế.

Về nghiên cứu: Học viên tốt nghiệp có các phương pháp nghiên cứu phù hợp để độc lập thực hiện nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc: Các vấn đề về lý thuyết ngữ pháp tiếng Trung Quốc, ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc, ngữ dụng học tiếng Trung Quốc, ngôn bản tiếng Trung Quốc, đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt, giao tiếp giao văn hoá Trung – Việt và các vấn đề chuyên môn khác. Học viên tự định hình hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để tiếp tục học tập và nghiên cứu xa hơn trong lĩnh vực Ngôn ngữ Trung Quốc, có khả năng phát triển các khái niệm lí thuyết, khả năng xây dựng và phát triển các đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng mới phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Về phẩm chất chính trị: Chương trình góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của chuyên ngành có phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Học viên tốt nghiệp chương trình có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đạo đức nghiên cứu và về vai trò, trách nhiệm của người nghiên cứu đối với sự phát triển chung của xã hội.

CHUẨN ĐẦU RA

Về kiến thức

* Kiến thức chuyên môn

– Nắm được kiến thức nền tảng chung về triết học, kiến thức chung về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhân sinh quan chân chính tiến bộ, thế giới quan khoa học tiên tiến, nhận thức đúng đắn về lý luận và đường lối chính trị của Đảng và nhà nước.

– Nắm được kiến thức cơ bản về một ngoại ngữ thứ hai ở mức trình độ (bậc 3 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

* Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

– Có kiến thức chuyên sâu và hệ thống về phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng; Nắm vững các đường hướng, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật, thủ pháp và công cụ nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, các trường phái ngôn ngữ học như ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học cải biến – tạo sinh, ngôn ngữ học chức năng, ngôn ngữ học tri nhận, …

– Nắm vững một cách có hệ thống, am hiểu một cách sâu sắc và chính xác về các hiện tượng, các khái niệm, các quan hệ và các quy luật phát triển thuộc kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Cụ thể:

Kiến thức cơ sở:

– Ngôn ngữ học đại cương;

– Ngôn ngữ học xã hội;

– Ngôn ngữ học đối chiếu;

– Giao tiếp liên văn hóa;

– Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, học viên có thêm kiến thức ngoại ngữ học thuật phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

Kiến thức chuyên ngành:

– Ngữ âm tiếng Trung Quốc;

– Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Trung Quốc;

– Ngữ pháp tiếng Trung Quốc;

– Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc;

– Đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt…

– Văn học Trung Quốc;

– Giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Trung Quốc về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục, v.v…

Về kỹ năng

* Kỹ năng chuyên môn

Có kỹ năng vận dụng các kiến thức nói trên trong việc giải quyết các công việc chuyên môn phù hợp với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và mọi công việc phát sinh liên quan tới ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với hiệu quả và tiến độ cao. Riêng về trình độ tiếng Trung Quốc, học viên có thể sử dụng tốt tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

Có khả năng tương đối độc lập, sáng tạo phát hiện và giải quyết vấn đề khoa học: Có khả năng tự phát hiện và lựa chọn nghiên cứu các đối tượng khoa học thuộc các lĩnh vực ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc, đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt, giao thoa văn hóa…; Có khả năng tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu và tự thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học trong các lĩnh vực nói trên.

* Kỹ năng bổ trợ

– Có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động với hiệu quả tối ưu để có khả năng sắp xếp thời gian, sức khỏe, công việc và điều kiện sinh hoạt một cách phù hợp nhất để thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, công tác với chất lượng, số lượng và tiến độ cao nhất trong thực tiễn.

– Có kỹ năng truyền đạt và tiếp thụ kiến thức để có khả năng truyền bá, giảng dạy các kiến thức đã lĩnh hội hoặc tự mình phát hiện tại các diễn đàn khoa học, tới đông đảo độc giả và người học, và có khả năng chủ động tiếp cận và tích cực lĩnh hội các thông tin khoa học mới mẻ, các hướng nghiên cứu mới, các phương pháp mới, v.v…

– Có kiến thức và kinh nghiệm thực hành một số kỹ năng vận dụng thực tế về văn hóa ứng xử, phép lịch sự trong giao tiếp, chiên lược giao tiếp, v.v… để gìn giữ và củng cố các quan hệ trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau, đặc biệt là với cộng đồng nói tiếng Trung Quốc, và tạo dựng sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng xã hội theo cách có lợi nhất đối với công việc của mình.

– Giao tiếp được bằng ngoại ngữ tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

– Có khả năng giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác ở bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

– Sử dụng thành thạo các công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp ngành này người học có khả năng làm việc ở các vị trí sau:

– Biên dịch, phiên dịch.

– Các ngành nghề sử dụng tiếng Trung Quốc như thương mại, du lịch.

– Chuyên viên văn phòng (sở ngoại vụ, các tổ chức ngoại giao, công ty nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa…)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 128 tín chỉ (chưa tính tín chỉ thuộc phần kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).Trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương: 34 tín chỉ

+ Lý luận chính trị: 11 tín chỉ

+ Khoa học tự nhiên – xã hội: 14 tín chỉ

+ Ngoại ngữ: 09 tín chỉ

+ Giáo dục thể chất: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Giáo dục Quốc phòng – an ninh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và  Đào tạo.

Khối kiến thức chuyên nghiệp :  94 tín chỉ

–  Kiến thức cơ sở ngành: 6 tín chỉ

–  Khối kiến thức ngành: 78 tín chỉ

+ Bắt buộc: 72 tín chỉ

+ Tự chọn: 6 tín chỉ

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

+ Thực tập: 4 tín chỉ

+ Khóa luận (hoặc học phần thay thế): 6 tín chỉ

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT MÃ HP TÊN HỌC PHẦN SỐ
TC
TÍN CHỈ
LT TH
A – KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

GENERAL EDUCATION

34
A1 – Lý luận chính trị

Political Science

11    
1 MCCB001 Triết học Mác – Lênin

Philosophy of  Marxistism-Leninism

3
2 MCCB002 Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Political Economy of Marxistism-Leninism

2
3 MCCB003 Chủ nghĩa xã hội khoa học

Scientific socialism

2
4 MCCB004 Lịch sử Đảng CSVN

History of Vietnamese Communist Party

2
5 MCCB005 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology

2
A2 – Giáo dục thể chất

Physical Education

(3)    
6 Giáo dục thể chất 1

Physical Education 1

1
7 Giáo dục thể chất 2

Physical Education 2

1
8 Giáo dục thể chất 3

Physical Education 3

1
A3 – Giáo dục quốc phòng và an ninh

National Defense and Security Education

(8,5)    
9 Giáo dục quốc phòng và an ninh 1

National Defense and Security Education 1

(2)
10 Giáo dục quốc phòng và an ninh 2

National Defense and Security Education 2

(2)
11 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3

National Defense and Security Education 3

(3)
12 Giáo dục quốc phòng và an ninh 4

National Defense and Security Education 4

(1,5)
A4 – Ngoại ngữ

Language

9
13 NNTA016 Tiếng Anh 1

English 1

3
14 NNTA017 Tiếng Anh 2

English 2

3
15 NNTA018 Tiếng Anh 3

English 3

3
    A5 – Khoa học tự nhiên 3    
16 MCCB007 Tin học cơ sở

Basic informatic

3
A6 – Khoa học xã hội và nhân văn

Humanities and Social Sciences

11    
Học phần bắt buộc 7    
17 MCCB008 Kỹ năng mềm
Communicative Skills
2
18 MCCB006 Pháp luật đại cương

General law

3
19 MCCB009 Lịch sử văn minh thế giới

History of World Civilization

2
    Học phần tự chọn – Chọn 4 tín chỉ 4/10    
20 MCCB010 Cơ sở văn hóa Việt Nam

Foundations of Vietnamese Culture

2
21 MCCB011 Mĩ học đại cương

General Aesthetics

2
22 MCCB012 Đại cương văn học Việt Nam

General Vietnamese Literature

2
23 MCCB013 Đại cương văn học thế giới

General World Literature

2
24 MCCB014 Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam

General World Literature

2
25 MCCB015 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

2
B – KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

PROFESSIONAL EDUCATION

84
B1 – Kiến thức cơ sở ngành

Core Courses

6
26 KCS1026 Ngôn ngữ học đối chiếu

Contrastive Linguistics

2    
27 KCS1027 Dẫn luận ngôn ngữ học

Instruction to Linguistics

2    
28 KCS1028 Tiếng Việt thực hành

Vietnamese in Use

2    
B2 – Kiến thức ngành

Professional Courses

78    
Học phần bắt buộc 72    
29 KCN1029 Ngữ âm, Văn tự tiếng Trung Quốc

Phonetics, characters Chinese

2    
30 KCN1030 Từ vựng học tiếng Trung Quốc

Chinese Lexicology

2    
31 KCN1031 Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

Grammar of Chinese

3    
32 KCN1032 Tiếng Hán cổ đại

Ancient Chinese

2    
33 KCN1033 Tiếng Trung Quốc nghe 1

Chinese Listening 1

3
34 KCN1034 Tiếng Trung Quốc nói 1

Chinese Speaking 1

3
35 KCN1035 Tiếng Trung Quốc đọc 1

Chinese Reading 1

3
36 KCN1036 Tiếng Trung Quốc viết 1

Chinese Writing 1

3
37 KCN1037 Tiếng Trung Quốc nghe 2

Chinese Listening 2

3
38 KCN1038 Tiếng Trung Quốc nói 2

Chinese Speaking 2

3
39 KCN1039 Tiếng Trung Quốc đọc 2

Chinese Reading 2

3
40 KCN1040 Tiếng Trung Quốc viết 2

Chinese Writing 2

3
41 KCN1041 Tiếng Trung Quốc nghe 3

Chinese Listening 3

3
42 KCN1042 Tiếng Trung Quốc nói 3

Chinese Speaking 3

3
43 KCN1043 Tiếng Trung Quốc đọc 3

Chinese Reading 3

3
44 KCN1044 Tiếng Trung Quốc viết 3

Chinese Writing 3

3
45 KCN1045 Tiếng Trung Quốc nâng cao

Advanced Chinese

2
46 KCN1046 Lí thuyết dịch

Transtalion Theory

2
47 KCN1047 Thực hành dịch tiếng Trung Quốc 1

Practice of Chinese Translation 1

3
48 KCN1048 Thực hành dịch tiếng Trung Quốc 2

Practice of Chinese Translation 2

3
49 KCN1049 Tiếng Trung Quốc thương mại 1

Business Chinese 1

3
50 KCN1050 Tiếng Trung Quốc thương mại 2

Business Chinese 2

3
51 KCN1051 Kinh tế – thương mại Trung Quốc

Chinese Commercial – Economic

3
53 KCN1052 Tiếng Trung Quốc du lịch

Tourism Chinese Speaking

3
53 KCN1053 Tiếng Trung Quốc nhà hàng – khách sạn

Chinese for Hotel and Restaurant

3
54 KCN1054 Đất nước học Trung Quốc

Chinese  Studies

2
Học phần tự chọn – Chọn 6 tín chỉ 6/18
55 KCN1055 Văn hoá kinh doanh

Business Culture

3
56 KCN1056 Văn hoá du lịch

Tourism Culture

3
57 KCN1057 Đọc báo tiếng Trung Quốc

Chinese Journalism Reading

3
58 KCN1058 Tiếng Trung Quốc văn phòng

Business Chinese

3
59 KCN1059 Văn hoá Trung Quốc

Chinese Culture

3
60 KCN1060 Lịch sử Trung Quốc

History of China

3
B3 – Thực tập, khoá luận tốt nghiệp 10
61 KCN1061 Thực tập tốt nghiệp

Graduation Internship

4
62 KCN1062 Khóa luận tốt nghiệp

Graduation Dissertation

6
Học phần thay thế  (SV không làm KLTN)
63 KCN1063 Địa lí du lịch Trung Quốc

Geography of China

3
64 KCN1064 Tiếng Trung Quốc thương mại nâng cao

Advanced Business Chinese

3
Tổng cộng 128
0981266225
0981266225