Cơ hội việc làm

 

Thương mại điện tử hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển toàn cầu, là cơ hội cho sinh viên khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới, phát triển rộng hơn, xa hơn không những thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế.

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, năm 2021 Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ đến 16% so với cùng kỳ năm 2020, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Với những con số và dẫn chứng thực tế về “cơn nghiện” mua sắm của người tiêu dùng, không quá khi nói rằng Thương mại điện tử chính là ngành “đắt giá” trong thời kỳ kỷ nguyên số. Chính vì lẽ đó, nguồn nhân sự chất lượng cao cung cấp cho ngành chắc chắn sẽ còn tăng vượt bậc trong tương lai.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể làm việc ở nhiều cơ quan, tập đoàn kinh tế, tổ chức kinh doanh từ nhà nước đến tư nhân, từ trong nước đến quốc tế với nhiều vị trí như sau:

Chuyên viên vận hành TMĐT (quản lý hệ thống TMĐT; kinh doanh online;…); Chuyên viên Digital Marketing; Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT và Kinh tế số; Chuyên gia Chuyển đổi số;

Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp và có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing…

Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;

Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;

Giảng viên ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Kinh tế số tại các trường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trung cấp…