Trường Đại học Trưng Vương được thành lập theo Quyết định số: 700/QĐ-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ đó Trường chính thức là thành viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hướng tới là một nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng có chất lượng và uy tín cao, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước.

Lịch sử phát triển, một số hình ảnh tại cơ sở Hà Nội 1

Năm 2007, Bà Ninh Thị Ty – Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (khi đó là TGĐ công ty may Hồ Gươm) đã cùng với các nhà khoa học bắt tay vào xây dựng đề án thành lập dưới sự bảo trợ của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Sau 03 năm chuẩn bị các điều kiện để được Thủ tướng Chính phủ cấp phép hoạt động, các nhà sáng lập Đại học Trưng Vương đã phải nỗ lực hoàn thành các công việc sau:

– Xây dựng đầy đủ các luận chứng khoa học về sự cần thiết ra đời Đại học Trưng Vương theo quy hoạch của Chính phủ trong mạng lưới các trường đại học cả nước và đầy đủ luận chứng kinh tế – kĩ thuật các ngành nghề mà nhà trường có chủ trương đào tạo.

– Tập hợp đầy đủ số lượng các giảng viên cơ hữu của các ngành đào tạo với các chức danh, học hàm, học vị của các giảng viên theo qui định của Bộ GD&ĐT.

– Chứng minh khả năng tài chính, cụ thể là huy động đủ 30 tỷ VNĐ nằm trong tài khoản ngân hàng do các nhà sáng lập góp vốn để xây dựng trường. Đây là mức vốn điều lệ tối thiểu nhà nước quy định khi mở mới một trường đại học tại thời điểm đó. Theo quy định hiện nay, vốn điều lệ tối thiểu Chính phủ quy định là 1.000 tỷ VNĐ.

– Về cơ sở hạ tầng, phải chứng minh đầy đủ thủ tục cấp 15 ha đất trong quy hoạch từ chính quyền địa phương để xây dựng quần thể Trường Đại học Trưng Vương trong tương lai.

Tháng 02/2010, Hội đồng sáng lập trường đã nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp phép lên Bộ GD&ĐT và Văn phòng Chính phủ. Sau gần 03 tháng xem xét, thẩm định hồ sơ, các cơ quan quản lý đã trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép thành lập.

Ngày 18/5/2010, sau gần ba năm rưỡi xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, Trường Đại học Trưng Vương đã được Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định thành lập, Bộ GD&ĐT trao Quyết định công nhận. Bà Ninh Thị Ty chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT đầu tiên của nhà trường.

Trong lịch sử phát triển, sau 12 năm hoạt động đến nay, Hội đồng Trường của Trường Đại học Trưng Vương hiện nay gồm có 4 thành viên, được phân công cụ thể như sau:

1 – Bà Ninh Thị Ty                – Chủ tịch

2 – Ông Nguyễn Duy Ninh   – Phó Chủ tịch – Trưởng Ban Kiểm soát

3 – Ông Phan Trọng Phức   – Phó Chủ tịch

4 – Ông Nguyễn Huy Oanh  – Thành viên    – Hiệu trưởng

Sau 13 năm kể từ ngày thành lập, Trường Đại học Trưng Vương đã có những dấu ấn như:

Gia tăng về số lượng các ngành đào tạo, cấp bậc đào tạo

Về đào tạo trình độ đại học: Hiện nay Trường có 14 ngành đào tạo trình độ đại học.

Khối ngành Chăm sóc sức khỏe :

– Điều dưỡng.

Khối ngành Kinh tế:

– Tài chính ngân hàng,

– Kế toán,

– Quản trị kinh doanh,

– Luật kinh tế,

– Thương mại điện tử.

Khối ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn:

– Ngôn ngữ Anh,

– Ngôn ngữ Trung Quốc.

– Ngôn ngữ Hàn Quốc

Khối Kỹ thuật – Công nghệ:

– Công nghệ kỹ thuật ô tô

– Công nghệ thông tin

Khối Vận tải – Du lịch:

– Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Về đào tạo trình độ thạc sĩ: Hiện nay Trường có 02 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.

– Quản lý kinh tế,

– Luật kinh tế.

Gia tăng về số lượng sinh viên và học viên cao học tại trường

Trải qua 12 năm đào tạo, Trường Đại học Trưng Vương đang có 5.000 sinh viên, học viên theo học. Đến năm 2022, Nhà trường đã tuyển sinh được 13 khóa đại học chính quy; 9 khóa đã tốt nghiệp với gần 10.000 Cử nhân. Hàng năm có hơn 2.000 sinh viên theo học tại 8 ngành đào tạo.

Về đào tạo sau đại học, trường đã có hơn 1000 học viên cao học tốt nghiệp. Hiện Trường Đại học Trưng Vương có gần 300 học viên cao học đang theo học tại 2 ngành đào tạo.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm đúng chuyên ngành qua khảo sát đạt hơn 90%, trong đó nhiều ngành đạt 100% với mức lương khởi điểm cao và cơ hội tăng tiến tốt

Gia tăng cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu

Tính đến thời điểm ngày 6/2022, Trường có hơn 100 giảng viên cơ hữu là Giáo sư, Phó Giáo sư,Tiến sĩ, Thạc sĩ và gần 100 giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.

Gia tăng về cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo

Nhà trường có sự gia tăng nhanh chóng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo. Tổng diện tích đất của nhà trường gần 15 ha xây dựng quần thể nhà trường tại cơ sở Vĩnh Phúc. Tổng diện tích sàn đã xây dựng trong giai đoạn 1 phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học gồm: Hội trường, giảng đường, thư viện, trung tâm học liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, 01 sân bóng đá, bóng rổ, khu thao trường quốc phòng an ninh…

Hiện nay, Trường đã chính thức được chính quyền cấp phép thêm 1 cơ sở thực hành với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo cho sinh viên và học viên tại cơ sở Tòa C, Hồ Gươm Plaza, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.

Lịch sử phát triển, một số hình ảnh tại cơ sở Hà Nội 2

Trường Đại học Trưng Vương được thành lập theo Quyết định số: 700/QĐ-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ đó Trường chính thức là thành viên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hướng tới là một nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng có chất lượng và uy tín cao, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước.

Năm 2007, Bà Ninh Thị Ty – Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (khi đó là TGĐ công ty may Hồ Gươm) đã cùng với các nhà khoa học bắt tay vào xây dựng đề án thành lập dưới sự bảo trợ của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Sau 03 năm chuẩn bị các điều kiện để được Thủ tướng Chính phủ cấp phép hoạt động, các nhà sáng lập Đại học Trưng Vương đã phải nỗ lực hoàn thành các công việc sau:

– Xây dựng đầy đủ các luận chứng khoa học về sự cần thiết ra đời Đại học Trưng Vương theo quy hoạch của Chính phủ trong mạng lưới các trường đại học cả nước và đầy đủ luận chứng kinh tế – kĩ thuật các ngành nghề mà nhà trường có chủ trương đào tạo.

– Tập hợp đầy đủ số lượng các giảng viên cơ hữu của các ngành đào tạo với các chức danh, học hàm, học vị của các giảng viên theo qui định của Bộ GD&ĐT.

– Chứng minh khả năng tài chính, cụ thể là huy động đủ 30 tỷ VNĐ nằm trong tài khoản ngân hàng do các nhà sáng lập góp vốn để xây dựng trường. Đây là mức vốn điều lệ tối thiểu nhà nước quy định khi mở mới một trường đại học tại thời điểm đó. Theo quy định hiện nay, vốn điều lệ tối thiểu Chính phủ quy định là 1.000 tỷ VNĐ.

– Về cơ sở hạ tầng, phải chứng minh đầy đủ thủ tục cấp 15 ha đất trong quy hoạch từ chính quyền địa phương để xây dựng quần thể Trường Đại học Trưng Vương trong tương lai.

Tháng 02/2010, Hội đồng sáng lập trường đã nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp phép lên Bộ GD&ĐT và Văn phòng Chính phủ. Sau gần 03 tháng xem xét, thẩm định hồ sơ, các cơ quan quản lý đã trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép thành lập.

Ngày 18/5/2010, sau gần ba năm rưỡi xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, Trường Đại học Trưng Vương đã được Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định thành lập, Bộ GD&ĐT trao Quyết định công nhận. Bà Ninh Thị Ty chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT đầu tiên của nhà trường.

Trong lịch sử phát triển, sau 12 năm hoạt động đến nay, Hội đồng Trường của Trường Đại học Trưng Vương hiện nay gồm có 4 thành viên, được phân công cụ thể như sau:

1 – Bà Ninh Thị Ty                – Chủ tịch

2 – Ông Nguyễn Duy Ninh   – Phó Chủ tịch – Trưởng Ban Kiểm soát

3 – Ông Phan Trọng Phức   – Phó Chủ tịch

4 – Ông Nguyễn Huy Oanh  – Thành viên    – Hiệu trưởng