Ngành Tài Chính Ngân Hàng

I. Thông tin chung

Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Tài chính ngân hàng

Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Banking and Finance

Mã ngành đào tạo: 7340201

Trình độ đào tạo: Cử nhân

Thời gian đào tạo: 4 năm

Số tín chỉ yêu cầu: 126

Hình thức đào tạo: Chính quy

Tên văn bằng cấp (Tiếng Việt): Cử nhân ngành Tài chính ngân hàng

Tên văn bằng cấp (Tiếng Anh): Bachelor in Banking and Finance

Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt

Trường/Đơn vị cấp bằng: Đại học Trưng Vương

Tên khoa thực hiện chương trình đào tạo: Khoa Kinh tế

II. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và có sức khỏe; có kiến thức chuyên môn toàn diện trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có kỹ năng thực hành cơ bản trong nghề tài chính – ngân hàng; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành tài chính – ngân hàng; có trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có khả năng học tập ở trình độ cao hơn tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước; nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Mục tiêu về kiến thức

MT 01. Áp dụng được kiến thức nền tảng của khối kiến thức giáo dục đại cương để có lập trường tư tưởng vững vàng, kiến thức cơ bản về luật pháp, tin học, quốc phòng cũng như thể chất phục vụ cho học tập các môn chuyên ngành và công việc sau này.

MT02. Nhận diện được xu hướng phát triển nhanh của ngành Tài chính Ngân hàng trong thời gian tới, từ đó thay đổi nhận thức và thực hiện việc cập nhật kiến thức cần thiết thích ứng với môi trường làm việc thời cách mạng công nghệ 4.0.

MT03. Phân tích cơ bản và chuyên sâu các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính, bao gồm: tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân, dự án đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, hoạt động của các chủ thể trong thị trường tài chính, các sản phẩm trên thị trường tài chính, để phục vụ cho công việc tại các doanh nghiệp và/hoặc các tổ chức tài chính.

MT04. Phân tích cơ bản và chuyên sâu các vấn đề trong lĩnh vực Ngân hàng, bao gồm: tiền tệ – ngân hàng và các hoạt động quản lý của ngân hàng nhà nước, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

1.2.2 Mục tiêu về kỹ năng

MT01. Thể hiện kỹ năng làm việc trong ngành Tài chính-Ngân hàng để đáp ứng công việc được giao tại đơn vị công tác

MT02. Sử dụng thành thạo kỹ năng tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

MT03. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng.

MT04. Thích ứng với điều kiện làm việc thực tế thường xuyên thay đổi trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng được đào tạo.

1.2.3 Mục tiêu về Năng lực chủ và trách nhiệm

MT01. Khái quát hóa các lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo để hình thành quan điểm cá nhân về các chủ đề nhằm đưa ra đánh giá cá nhân khi cần thiết.

MT02. Đưa ra quan điểm cá nhân để cải tiến các hoạt động chuyên môn tại đơn vị công tác.

1.2.4. Vị trí việc làm

Tại Ngân hàng thương mại:

– Chuyên viên khách hàng cá nhân

– Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

– Kế toán giao dịch

– Chuyên viên thanh toán quốc tế

– Chuyên viên quản trị rủi ro

– Chuyên viên nguồn vốn, …

Tại Công ty tài chính và Quỹ đầu tư:

– Chuyên viên lập danh mục đầu tư

– Chuyên viên môi giới và đầu tư chứng khoán

– Chuyên viên phân tích chứng khoán, …

Tại các doanh nghiệp khác: Chuyên viên tài chính, …

1.2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ

– Học thạc sỹ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước

– Học các chứng chỉ nghề nghiệp như CFA, FRM, …

III. Chuẩn đầu ra

Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt được các chuẩn đầu ra sau đây:

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

CĐR01. Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất trong quá trình học tập, rèn luyện thể chất để tăng cường sức khỏe, phục vụ cho mục tiêu học tập và làm việc.

CĐR02. Áp dụng được các kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về lý luận chính trị, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công việc cũng như cuộc sống.

CĐR03. Ứng dụng được các kiến thức tin học cơ bản phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học.

CĐR04. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, kế toán… vào phân tích, đánh giá thực tiễn và tiếp tục nghiên cứu các hoạt động chuyên sâu về tài chính cá nhân và doanh nghiệp.

CĐR5. Vận dụng được kiến thức chuyên ngành phục vụ các hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học về hoạt động của ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian, nhận diện và thay đổi tích cực theo xu hướng số hóa trong ngành ngân hàng.

CĐR6. Phân tích, đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm lựa chọn và sử dụng nguồn vốn tối ưu, ra quyết định phân phối lợi nhuận hợp lý, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp.

CĐR07. Phân tích được hành vi của các chủ thể tham gia thị trường tài chính, làm rõ động cơ tham gia và mức lợi tức đạt được với các loại tài sản tài chính.

CĐR8. Phân tích được hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng.

CĐR9. Phân tích, vận dụng được kiến thức chuyên ngành để đánh giá và ra quyết định trong các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của tổ chức tín dụng.

2. Chuẩn đầu ra về kỹ nămg

CĐR01. Sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết phục và thuyết trình hiệu quả để hoàn thành tốt công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

CĐR02. Đạt tới kỹ năng phản biện để đưa ra các giải pháp thay thế trong những bối cảnh tài chính khác nhau.

CĐR03. Thể hiện kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin cần thiết để phục vụ công việc.

CĐR04. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ tương đương bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ Quốc gia để phục vụ trong thực tiễn công việc

CĐR05. Giải quyết một cách linh hoạt các tình huống trong công việc có liên quan đến lĩnh vực tài chính Ngân hàng

3. Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và trách nhiệm

CĐR01. Trình bày được các nhận định cá nhân khi được yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng trên cơ sở các kiến thức đã được đào tạo.

CĐR02. Tích cực, tự tin đưa ra các nhận định cá nhân để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập.

CĐR03. Chủ động khám phá kiến thức, tự học tập và cập nhật các thông tin liên quan đến nghề nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

IV. Các doanh nghiệp là đối tác chiến lược tiêu biểu

Tập đoàn Hồ Gươm, Tổng công ty May Chiến thắng, Tập đoàn Viettel Quân đội, Tổng công ty ATECO, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP MiSa, Tập đoàn, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tổng công ty Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Sông đà, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Nông nghệp Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng SHB, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các công ty kiểm toán: Công Ty TNHH Deloitte Việt Nam; Công Ty TNHH KPMG Việt Nam; Công Ty TNHH Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (VIETLAND); Dịch Vụ Kiểm Toán ACC, Công Ty Kiểm Toán Việt Úc…

V. Nội dung đào tạo

1. Thời gian đào tạo: 4 năm

2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 126 tín chỉ

Chương trình đào tạo Cử nhân Tài chính Ngân hàng của Khoa Kinh tế – Trường Đại học Trưng Vương được xây dựng trên cơ sở tập trung vào tính ứng dụng cao, hiệu quả tối đa; nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cần thiết đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo cho sinh viên.

Trên cơ sở đó, Chương trình gồm 126 tín chỉ trải dài từ Khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành cho đến Khối kiến thức ngành và chuyên sâu ngành.

Các học phần đưa vào chương trình được cân nhắc kỹ càng về tính thiết yếu đối với các vị trí công việc thực tế sau khi sinh viên ra trường; nội dung các học phần được xây dựng mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, tránh nặng về lý thuyết.

Chương trình cũng chú trọng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin.

3. Chương trình đào tạo Cử nhân Tài chính – Ngân hàng:

Để đạt được trình độ Cư nhân TCNH, người học cần tích lũy 126 tín chỉ trong 4 năm học, trong đó:

– Kiến thức giáo dục đại cương:       32 tín chỉ;

– Kiến thức cơ sở ngành:                  45 tín chỉ,

– Kiến thức chuyên ngành:                37 tín chỉ

– Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp : 12 tín chỉ

VI. Kế hoạch giảng dạy

KỲ I

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Triết học Max- LeNin 3  
2 Pháp luật đại cương 2  
3 Xác suất thống kê 2  
4 Pháp luật kinh tế 2  
5 Tiếng anh 1 3  
6 Tin học đại cương 2  
7 Tự chọn 2  
Tổng cộng 16  

 KỲ II

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Kinh tế Chính trị 2  
3 Tiếng anh 2 3  
4 Toán cao cấp 3  
5 Kinh tế vi mô 3  
6 Tin học ứng dụng 3  
7 Tự chọn 2  
Tổng cộng 16  

 KỲ III

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
2 Kinh tế Vĩ mô 3  
3 Quản trị học 3  
4 Mô hình toán kinh tế 3  
5 Tiếng anh thương mại 1 4  
6 Tự chọn 2  
Tổng cộng 17  

 KỲ IV

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Lịch sử Đảng cộng sản VN 2  
2 Lý thuyết tài chính – tiền tệ 3  
3 Thuế Nhà nước 3  
4 Nguyên lý kế toán 3  
5 Tiếng anh thương mại 2 3  
6 Tự chọn 2  
Tổng cộng 16  

 KỲ V

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Định giá tài sản 2  
2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
3 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 3  
4 Tài chính doanh nghiệp 3  
5 Thị trường chứng khoán 2  
6 Tự chọn 2  
7 Tự chọn 2  
Tổng cộng 16  

 KỲ VI

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 3  
5 Nguyên lý thống kê 2  
2 Kế toán ngân hàng thương mại 3  
3 Lý thuyết kiểm toán 2  
4 Kế toán tài chính doanh nghiệp 3  
5 Tự chọn 2  
6 Tự chọn 2  
Tổng cộng 17  

 KỲ VII

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Nghiệp vụ NH TM 3  
2 Tiền tệ và TT quốc tế 2  
3 Nghiệp vụ NH TW 3  
4 Kế toán máy 3  
5 Tự chọn 2  
6 Tự chọn 2  
Tổng cộng 15  

 KỲ VIII

TT MÔN HỌC SỐ TC GHI CHÚ
1 Thực tập tốt nghiệp 6  
2 Khóa luận tốt nghiệp 6  
Tổng cộng 12  

 VII. Hợp tác nước ngoài

Người học có cơ hội học chuyển tiếp năm cuối tại trường:

  1. Trường Đại học Saxion, Hà Lan
  2. Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc

Người học có cơ hội chuyển tiếp 2 năm cuối tại trường:

  1. Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
  2. Trường Đại học Quốc lập Khoa học và Công nghệ Cao Hùng, Đài Loan
  3. Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan
  4. Trường Đại học Triều Dương, Đài Loan
  5. Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan

Người học có cơ hội học tập trao đổi 1 học kỳ hoặc 1 năm tại các trường:

  1. Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc
  2. Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan
  3. Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan

VIII. Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo

TT  Họ và tên CD KH Trinh độ Chuyên môn đào tạo Chức vụ
1 Nguyễn Việt Anh Tiến sĩ Kinh tế học Trưởng Khoa
2 Nguyễn Thu Hương Tiến sĩ Tài chính, Kế toán Phó Trưởng Khoa
3 Phạm Ngọc Quyết Tiến sĩ Tài chính, Kế toán Giảng viên
4 Lê Hùng Sơn PGS Tiến sĩ Tài chính, Kế toán Giảng viên
5 Đặng Văn Hải Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
6 Nguyễn Việt Tiến Tiến sĩ Tài chính, Kế toán Giảng viên
7 Đặng Thái Hùng PGS Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
8 Đinh Phúc Tiếu Tiến sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
9 Phạm Đình Liệu Tiến sĩ Kinh tế vi mô Giảng viên
10 Lương Chí Quyền Tiến sĩ Quản trị học Giảng viên
11 Nguyễn Văn Hải GS Tiến sĩ Quản lý kinh tế Giảng viên
12 Nguyễn Hữu Đạt PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
13 Nguyễn Chí Thành PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
14 Trần Thị Thu Hiền Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
15 Bùi Văn Hồng Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
16 An Như Hải PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
17 Đặng Đức Sơn PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
18 Bạch Hồng Việt Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
19 Nguyễn Xuân Kiên Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
20 Nguyễn Văn Phúc PGS Tiến sỹ Kinh tế Giảng viên
21 Hoàng Ngọc Tú Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
22 Phan Trọng Phức PGS Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
23 Tăng Văn Tiển Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
24 Nguyễn Quốc Huy Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
25 Nguyễn Văn Bình Tiến sĩ Kinh tế Giảng viên
26 Đỗ Thị Kim Yến Tiến sỹ  Kinh tế Giảng viên
27 Đoàn Văn Khánh Tiến sỹ Tài chính Ngân hàng Giảng viên
28 Nguyễn Thị Kim Dung Tiến sỹ Tài chính Ngân hàng Giảng viên
29 Nguyễn Thị Việt An Thạc sỹ Tài chinh Ngân hàng Giảng viên
30 Nguyễn Thị Kim Yến Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
31 Nguyễn Hoài Thanh Thạc sỹ Tài chính, Ngân hàng Giảng viên
32 Lương Thị Thúy Bình Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
33 Hoàng Thị Lý Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
34 Nguyễn Văn Kiên Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
35 Đinh Thị Thanh Huyền Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng Giảng viên
36 Nguyễn Thị Mai Dung Thạc sỹ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
37 Bùi Quỳnh Mai Thạc sỹ Kế toán, Tài chính Giảng viên
38 Đặng Thị Mỵ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
39 Ngô Đức Anh Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
40 Nguyễn Văn Sơn Thạc sĩ Toán học Giảng viên
41 Trần Thanh Nga Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Giảng viên
42 Ngô Thị Yến Thạc sĩ Kinh tế quốc tế Giảng viên
43 Lê Hồng Tiến Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
44 Vũ Ngọc Kha Thạc sĩ Quản lý kinh tế Giảng viên
45 Trần Thị Thu Hà Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Giảng viên
46 Trần Thị Yến Thạc sĩ Kế toán, Kiểm toán Giảng viên
48 Nguyễn Thanh Sơn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Giảng viên
49 Ngô Thanh Huyền Thạc sĩ Tài chính Doanh nghiệp Giảng viên
50 Nguyễn Hồng Phương Thạc sĩ Kế toán Giảng viên
Giảng viên chuyên gia từ trường đại học

(Thỉnh giảng)

51 Hoàng Xuân Quế PGS TS Tài chính Ngân hàng Viện trưởng Viện NHTC, ĐH KTQD
52 Phạm Quang PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
53 Phạm Đức Cường PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
54 Trần Văn Thuận PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
55 Trần Trung Tuấn PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
56 Đinh Thế Hùng PGS TS Kế toán, Kiểm toán Viện Kế toán, Kiểm toán, ĐH KTQD
57 Nguyễn Thị Minh Châu Tiến sỹ  Tài chính Ngân hàng Trưởng KhoaTCNH ĐH CĐ
58 Thịnh Văn Vinh  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Phó Trưởng Khoa Kế toán, Học viện Tài chính
59 Ngô Thị Thu Hồng  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Phó Trưởng Khoa Kế toán, Học viện Tài chính
60 Nguyễn Đăng Huy  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Phó Trưởng Khoa Kế toán, Đại học KDCNHH
61 Nguyễn Phú Giang  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Khoa Kế toán, Đại học TM
62 Đoàn Vân Anh  PGS Tiến sỹ  Kế toán, Kiểm toán Khoa Kế toán, Đại học TM
63 Nguyễn Thị Lan Hương Tiến sỹ  Kinh tế Giảng viên, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia
64 Nguyễn Duy Thành Tiến sỹ  Kinh tế Giảng viên, Đại học Thăng Long
65 Nguyễn Quang Vĩnh Tiến sỹ  Quản trị kinh doanh Giảng viên, Đại học Lao động Xã hội
Giảng viên chuyên gia từ doanh nghiệp
66 Nguyễn Hoàng Hải Thạc sỹ  Quản trị kinh doanh Chủ tịch Royal Academy
67 Nguyễn Hà Tiến sỹ Tài chính, Kế toán Chủ tịch TCT Xây dựng điện VN
68 Trần Quang Cần Tiến sỹ Tài chính, Kế toán Tổng GĐ TCT Xây dựng Điện VN
69 Nguyễn Đăng Hanh Tiến sỹ Kế toán, Kiểm toán TGĐ ATECO
70 Nguyễn Thị Lệ Hằng Tiến sỹ Tài chính, Kế toán Tập đoàn Viettel

 

0981266225
0981266225